Áp phích phim Saul_Bass

Áp phích cho The Man with the Golden Arm được thiết kế bởi Bass

Saul Bass đã thiết kế những áp phích phim tiêu biểu đã làm biến đổi những cách nhìn về quảng cáo cho phim. Trước khi xuất hiện áp phích mang ý nghĩa khởi phát của Bass cho The Man with the Golden Arm (1955), áp phích phim được thống trị bởi các mô tả của cảnh quan trọng hoặc các nhân vật trong phim, thường cả hai được đặt cạnh với nhau. Áp phích của Bass, tuy nhiên, thường phát triển thành những thiết kế đơn giản, tượng trưng mà truyền thông một cách trực quan các yếu tố quan trọng thiết yếu của bộ phim. Ví dụ, áp phích của ông cho The Man with the Golden Arm, với một cánh tay lởm chởm và typography xô lệch, rõ ràng truyền thông điệp về cuộc đấu tranh nhân vật chính với chứng nghiện heroin. Áp phích mang tính biểu tượng của Bass cho Vertigo (1958), với hình tương một người được cách điệu bị hút vào hạt nhân của một xoắn ốc xoáy, nắm bắt được trọng tâm về sự lo lắng và mất phương hướng của bộ phim. Áp phích của ông cho Anatomy of a Murder (1959) với hình bóng của một xác chết ghê gớm, chia cắt thành bảy mảnh, tạo ra một sự chơi chữ trên tiêu đề phim và sự mơ hồ về đạo đức trong đó vở chính kịch trong phòng xử án này được nhấn chìm.

Ông đã tạo ra một số áp phích được biết đến nhiều nhất cho phim của Otto Preminger, Alfred Hitchcock, Billy Wilder, và Stanley Kubrick trong số những người khác. Áp phích phim được đặt hàng cuối cùng của ông được tạo ra cho Bản danh sách của Schindler (1993) của Steven Spielberg, nhưng nó đã không bao giờ được phân phối.[19] Công việc thiết kế áp phích của ông kéo dài năm thập kỷ và lấy cảm hứng từ nhiều poster và nhà thiết kế đồ họa khác. Áp phích phim của Bass luôn đặc trưng bởi một kiểu chữ đặc biệt và phong cách tối giản.

Các áp phích tiêu biểu được thiết kế bởi Saul Bass, và thời gian tương ứng:

Thập niên 1950

Áp phích phim Vertigo được thiết kế bởi Bass

Thập niên 1960

Áp phích phim Anatomy of a Murder được thiết kế bởi Bass

Thập niên 1970

Thập niên 1980 và 1990

Ông đã nhận được một tác phẩm tưởng niệm châm biếm một cách không có chủ đích trong năm 1995, khi bộ phim Clockers của Spike Lee được quảng cáo bằng một tấm áp phích rất giống với tác phẩm năm 1959 của Bass cho phim Anatomy of a Murder. của Preminger. Nhà thiết kế Art Sims tuyên bố rằng nó được thực hiện như một sự kính trọng, nhưng Bass coi nó là hành vi lấy cắp.[20] Nhiều áp phích phim đã được coi là những tác phẩm để bày tỏ lòng kính trọng tới những áp phích của Saul Bass. Một số ví dụ gần đây bao gồm áp phích phát hành tại rạp cho Burn After Reading (2008) kết hợp typography và phong cách tối giản mang tính tượng trưng của Bass,[21] và một tấm áp phích cho Precious (2009) trong đó bao gồm các yếu tố từ một số áp phích của Bass, bao gồm cả Anatomy of a Murder.[22] Bìa đĩa cho đĩa đơn của The White Stripes, The Hardest Button to Button được lấy cảm hứng rõ ràng từ áp phích của Bass cho The Man with the Golden Arm.

Các thiết kế của nghệ sĩ vẽ truyện tranh J. H. Williams III cho cuốn truyện "Những chiếc Găng tay Đen" về Batman cũng bày tỏ sự kính trọng tới các thiết kế của Bass.[23]

Ngoài áp phích phim, Bass thiết kế rất nhiều áp phích cho các liên hoan phim, và nhiều tạp chí, cuốn sách, và bìa album. Ông cũng thiết kế năm áp phích cho Lễ trao giải của Giải Oscar và Giải Oscar Sinh viên cho Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh.[24] Năm 1962, ông vẽ minh họa cho cuốn sách dành cho trẻ em duy nhất của mình, Henri’s Walk to Paris, được viết bởi Lenore Klein.[25]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Saul_Bass http://www.37signals.com/svn/posts/917-title-seque... http://adage.com/article/behind-the-work/a-favorit... http://www.amc.com/shows/mad-men/talk/2008/03/qa-t... http://www.artofthetitle.com/2011/08/22/catch-me-i... http://www.artofthetitle.com/designer/saul-bass/ http://www.csmonitor.com/Innovation/2013/0508/Saul... http://dieselation.com/?tag=saul-bass http://grainedit.com/2007/12/03/henris-walk-to-par... http://blog.granneman.com/2011/04/05/saul-bass-cha... http://www.katranpress.com/stamps_bass_1_1.html